Trung Tâm Sản Xuất Cá Giống Công Nghệ Cao Thái Sơn

Xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD năm 2025: Ai sẽ làm?

(Thị trường) - Quyết tâm đưa xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD năm 2025 hoàn toàn có thể đạt được nếu chúng ta tập trung nâng cao sản lượng và giá thành thương phẩm.

Kế hoạch khả quan

Tiếp tục chia sẻ ý kiến xung quanh việc Bộ NNPTNT và các ngành liên quan đưa ra kế hoạch để tiến tới đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt giá trị 10 tỷ USD năm 2025, trao đổi với Đất Việt, TS. Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho rằng việc này hoàn toàn có thể làm được.

Theo TS Tề, hiện nay diện tích nuôi tôm ở Việt Nam chiếm trên 600.000 ha, sản lượng hàng năm cũng ước tính đạt trên 600.000 tấn. Với điều kiện tự nhiên hiện nay cùng với trình độ kỹ thuật của người nông dân, việc gia tăng diện tích nuôi lên 1 triệu ha hoàn toàn có thể đạt được.

Đặc biệt, để có thể đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm cần nâng cao giá trị xuất khẩu của tôm Việt Nam.

Xuat khau tom dat 10 ty USD nam 2025: Ai se lam?
Kim ngạch xuất khẩu tôm đến năm 2025 đạt 10 tỷ USD có thể hoàn toàn đạt được. Ảnh minh họa

“Giá tôm hiện nay trên thế giới đang ở mức 10 USD/kg trong khi của Việt Nam ở mức tương đối thấp chỉ từ 2-3 USD/kg. Với điều kiện môi trường hiện nay, để tăng diện tích nuôi tôm lên 2-3 triệu ha là rất khó nhưng ở mức 1 triệu USD là khả quan. Nếu chúng ta đạt được 10 USD/kg giá bán tôm sang các thị trường khác thì chỉ tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu hoàn toàn có thể đạt được như kỳ vọng của Chính phủ. Tôi công nhận Chính phủ quyết tâm là đúng. Nhưng bây giờ quan trọng là những người được giao nhiệm vụ có mạnh dạn làm hay không?”, TS Tề đặt vấn đề.

Về vấn đề kỹ thuật, theo vị chuyên gia, từ thời điểm năm 2002, Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình nuôi tôm với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng tôm cũng như hạn chế tới mức thấp nhất chất kháng sinh, dịch bệnh.

“Việc áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản chúng ta áp dụng cũng khá nhiều rồi. Chẳng hạn trong lĩnh vực nuôi tôm chẳng hạn. Người nông dân hiện nay ta đang nuôi tôm thâm canh khoảng 30-40 tấn/ha hoặc nuôi Biofloc với công nghệ cao để hạn chế dịch bệnh của tôm. Hoặc cũng có nơi nuôi tôm trong nhà kính, nuôi công nghệ cao bằng vật vi sinh.

Các hình thức này được triển khai đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng của con tôm. Khi áp dụng công nghệ cao, chúng ta không sử dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm nên sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao”, TS Tề nhấn mạnh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thủy sản, vị chuyên gia cho rằng để nâng cao sản lượng tôm, Việt Nam nên đi theo hướng nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh chứ không nên đầu tư vào mô hình siêu thâm canh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.

“Một bài học của Đài Loan (Trung Quốc) từ những năm 1986, 1987 chúng ta phải học tập. Thời điểm đó họ đã bị gục ngã vì nuôi siêu thâm canh. Bây giờ dù đã 30 năm trôi qua nhưng đó vẫn là bài học xương máu mà Việt Nam cần xem xét. Đài Loan thời đó nuôi tới 100.000 tấn nhưng giờ chỉ nuôi được 20.000 tấn (tức là giảm đi 5 lần) do gây ô nhiễm.

Tôi đã chia sẻ với tỉnh Sóc Trăng trong một cuộc họp về việc nuôi siêu thâm canh. Ai là người giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường? Đó là chuyện rất nguy hiểm và cần phải bàn. Nếu không xử lý tốt việc nuôi siêu thâm canh sẽ đẩy ô nhiễm ra ngoài gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm”, TS Tề dẫn chứng.

Rào cản thị trường là bình thường

Một vấn đề khác được TS  Bùi Quang Tề nhắc đến đó là vấn đề thị trường xuất khẩu đối với ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.

Theo vị chuyên gia, trong 3 năm gần đây, ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam đang gặp nhiều rào cản khó khăn. Các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Brazil, Ả- rập- Xê- út..., liên tục đưa ra những cảnh báo về an toàn thực phẩm, thậm chí cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

“Việc một số nước hạn chế tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng hoàn toàn bình thường. Cái này gọi là rào cản kỹ thuật. Ở đâu cũng như vậy cả. Khi họ thấy chúng ta xuất khẩu nhiều thì phải tìm cách chặn lại.

Con cá da trơn trước đây cũng là một ví dụ. Khi sản lượng của các nước quá thấp mà Việt Nam nhiều, những quốc gia nhập khẩu đã tìm mọi cách để hạn chế lại. Tuy nhiên phải thấy rằng, tôm của Việt Nam chất lượng tốt nên các quốc gia trên thế giới mới chấp nhận nhập khẩu”, TS Tề nói.

Nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thừa nhận, thời gian vừa qua dù người nông dân nỗ lực nuôi tôm sạch, chất lượng cao nhưng do doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí vận chuyển nên không tuân thủ đúng quy trình ướp, thậm chí sử dụng thêm kháng sinh.

“Hiện nay khâu đưa tôm từ bờ ao về nhà máy vẫn đang bị bỏ ngỏ, chưa ai quản lý cả. Nếu chúng quản lý tốt khâu này thì chất lượng tôm xuất khẩu sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp bơm tạp chất hoặc ướp kháng sinh vào con tôm sau khi đánh bắt. Hoặc đáng lẽ tôm chở từ bờ ao về nhà máy phải ướp theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 đá thì đúng. Tuy nhiên để giảm chi phí khâu vận chuyện có doanh nghiệp chỉ làm theo tỷ lệ 1 tôm 1 đá và bắt buộc phải cho kháng sinh vào để ướp con tôm.

Đặc biệt, do các doanh nghiệp được chủ động trong việc xuất khẩu tôm nên nhiều khi than thua lỗ để ép giá, mua tôm rẻ của người nông dân”, TS Tề nhấn mạnh.

Loại tiêu cực trong xuất khẩu tôm

Từ những phân tích trên, TS Bùi Quang Tề cho rằng để tạo ra động lực và chuyển biến tích cực cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm xuất khẩu nói riêng, cần phải thay đổi cơ chế quản lý, giám sát.

Bài viết liên quan